Cách xử lý hiện tượng tường bị bong tróc xuống cấp
Tường nhà bị bong tróc xuống cấp giải quyết như thế nào.
Tường nhà bị bong tróc là hiện tượng rất phổ biến sau một thời gian sử dụng nhất định. Vì vậy cách xử lý tường bị bong tróc là câu hỏi của rất nhiều người, bởi vì tường nhà bong tróc làm cho ngôi nhà mất thẩm mỹ và càng để lâu thì chất lượng ngôi nhà sẽ bị giảm sút. Và rất có khả năng tường sẽ bị thấm nước , dẫn đến cả tình trạng nứt nẻ tường rất nguy hiểm.
Thế nào là hiện tượng tường nhà bị bong tróc ?
Tường nhà bị bong tróc là hiện tượng rất phổ biến kể cả với những ngôi nhà quét sơn hay vôi vữa
Những ngôi nhà mới xây thường có lớp sơn tường rất đẹp và bóng mịn. Tuy nhiên, một thời gian sau khi sơn, một số mảng tường nhà bạn có hiện tượng bị bong tróc theo từng mảng nhỏ hoặc đặc biệt là bong luôn một mảng lớn khiến bức tường trở nên mất thẩm mỹ và gây bụi bẩn cho căn nhà. Đặc biệt là những ngôi nhà đã sử dụng lâu năm thì lơp tường vôi hoặc sơn trở nên sần sùi và dễ dàng bong ra để lộ lớp vữa gạch rất xấu.
Sau một thời gian sử dụng lâu dài, tường nhà sẽ bị phồng rộp rồi bong tróc theo từng mảng vì thế nhu cầu xử lý tường bị bong tróc cũng rất phổ biến
Chúng ta có thể để ý ở những nhà cấp 4 hoặc nhà cao tầng cũ đã quét vôi hoặc sơn lâu ngày thì tường nhà thường bị sần sùi, mốc meo và nhiều mảng tường bị phồng lên, bong ra trông rất mất mĩ quan và tính sang trọng của ngôi nhà, vì thế chúng ta cần biết cách xử lý tường bị bong tróc để tạo cho mình một không gian sống đẹp và tự tin hơn.
Nguyên nhân tường nhà bị bong tróc?
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân sơn bị bong tróc là do tiếp xúc với nhiệt độ cao, những mảng tường tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời thường hay xuất hiện hiện tượng bong tróc này.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên với cường độ cao sẽ khiến cho tường nhà bị bong tróc vì mất đi độ kết dính
- Hầu như các ngôi nhà xây dựng từ những năm 90 trở về trước đều xây bằng vữa vôi hoặc vữa tam hợp thường bị tường ẩm mốc, bong tróc, rộp… Vì lớp vữa vôi hoặc vữa tam hợp dùng khi xây tường và trát tường qua một thời gian sử dụng có độ hút ẩm tương đối cao, đặc biệt vào mùa mưa, thời tiết nồm nhiệt độ trong môi trường có độ ẩm cao hoặc các vị trí tường tiếp xúc với nhà vệ sinh, chân tường… dễ bị ẩm mốc và bong tróc, phồng rộp nhất. Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm nên sự tác động của thời tiết là điều không thể tránh khỏi, vì vậy những ngôi nhà được làm từ chất liệu không bền từ xưa sẽ rất nhanh bị ảnh hưởng, đến nay lo ngại tìm cách xử lý tường bị bong tróc như thế nào cho hiệu quả và không tốn nhiều chi phí.
Những ngôi nhà xây từ lâu thường sử dụng vôi vữa nên thời gian bị bong tróc nhanh hơn và lo ngại về cách xử lý tường bị bong tróc như thế nào
- Không chỉ do nhiệt độ mà sơn tường bị bong tróc có thể do thường bị thấm nước, thấm nước lâu ngày sẽ xuất hiện những mảng sơn bị bong tróc ra, xù xì, ố màu. Đối với những ai ở căn hộ chung cư sẽ thường xuất hiện ở góc ban công, ban công tầng trên đọng nước, thấm xuống dưới, những khoan tường loang lỗ, ố màu và có hiện tượng bong tróc.
Cách xử lý tường bị bong tróc do những ngôi nhà ẩm thấp bị thấm nước, bong tróc
- Nguyên nhân chủ quan
- Do kỹ thuậtsơn không đảm bảo, không sơn lót hoặc không cạo lớp sơn cũ ra trước khi sơn lớp mới lên. Hoặc sơn một lớp quá dày và quá đặc trên bề mặt tường nhẵn bóng.
Nếu đội thơ thi công sơn tường không đúng kỹ thuật và không cẩn thận thì tường nhanh chóng bị phồng rộp và tiến hành cách xử lý tường bị bong tróc
- Do quá trình trộn vôi vữa không đúng tỷ lệ giữa vôi, cát và xi măng. Sau một thời gian sử dụng vôi sẽ bị khô do không có chất dính dẫn tới việc các mảng tường bị bong tróc và phải tìm cách xử lý tường bị bong tróc hiệu quả, tốn kém chi phí.
- Do trước khi sơn, nhân viên thi công không đánh rap tường sạch bụi bẩn dẫn tới các lớp sơn chồng chất, và khi có mưa ẩm các mảng sơn sẽ tự động bong thành từng mảng.
- Do màng sơn đã bị phồng rộp hoặc phấn hóa khi sơn trên bề mặt bê tông còn tươi, độ kềm cao, hay bề mặt sơn bị ẩm liên tục, chưa được xử lý chống ẩm tốt
- Thi công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc có nhiều gió làm cho màng sơn bay hơi quá nhanh . Do đó, lớp sơn không được bảo vệ bởi màng, dễ hư hỏng theo thời gian và tác động của môi trường bên ngoài.
- Sử dụng sơn kém chất lượng sẽ rất nhanh tường nhà bị sùi hoặc sơn tường bị rộp.
Cách phòng chống, cách xử lý tường bị bong tróc hiệu quả nhất
Những cách làm phòng chống tường nhà bị bong tróc
- Chọn loại sơn tường chất lượng tốt và sơn các lớp đúng quy trình để duy trì tuổi thọ của tường ở mức cao nhất, không cần phải nhanh chóng tiến hành cách xử lý tường bị bong tróc.
Nên lựa chọn loại sơn tốt để xây nhà
- Chọn thợ sơn tay nghề cao và có trách nhiệm, yêu cầu thực hiện đúng kỹ thuật.
Chọn đội thợ sơn tường có uy tín để tránh những sai sót và giảm tuổi thọ của tường
- Thi công mái có hệ đua tương đối lớn để bảo vệ được tường tránh khỏi sự tác động của thời tiết, tránh ẩm, chúng ta có thể sử dụng mái thái cho những ngôi nhà có diện tích mặt bằng tổng thể lớn, còn những ngôi nhà phố chật hẹp ở đô thị chúng ta loại trừ việc tạo hệ đua cho mái vì sẽ làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
- Đối với tường nội thất, chúng ta sử dụng những rèm che để tránh ánh sáng trực tiếp lên tường và có thể sử dụng những vật liệu bảo vệ tường như giấy dán tường, bằng cách ốp gạch trên tường ở những không gian dễ bị ẩm ướt…
Sử dụng rèm cửa tránh nắng thường xuyên để bảo vệ tường nhà không bị bong tróc
Hướng dẫn cách xử lý tường bị bong tróc đúng kỹ thuật
Có 2 cách chúng tôi muốn giới thiệu để các bạn tham khảo về cách khắc phục tường nhà bị bong tróc:
2.1. Cách xử lý sơn tường bị bong tróc như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng: Gồm có:
Sử dụng giấy nhám để xử lý tường bị bong tróc hiệu quả hơn
Con sơn lăn là dụng cụ phổ biến khi sơn tường
- Giấy nhám mịn
- Sơn lót, sơn
- Cọ sơn hoặc con sơn lăn
- Xi măng, cát, bay
Bước 2: Cạo bỏ lớp sơn cũ và bột còn sót lại, lưu ý phải cạo cho sạch.
Trước khi tiến hành cách xử lý tường bị bong tróc, chúng ta cần cạo hết lớp sơn cũ đi để vệ sinh bề mặt
Bước 3: Đối với cách xử lý tường bị bong tróc, sau khi cạo sạch bạn dùng giấy nhám đánh những mảng tường sơn bong tróc, loại bỏ những lớp sơn cũ. Đây là một quá trình tốn khá nhiều thời gian nhưng lại vô cùng cần thiết bởi nếu lớp sơn cũ không được cọ hết sẽ làm hỏng lớp sơn mới.
Dùng giấy nhám để làm phẳng bề mặt tường bị bong tróc
Bước 4: Quét sạch bụi
Để chuẩn bị sơn thì sau khi thực hiện những bước trên bạn còn phải làm 1 việc nữa. Đó là quét sạch bụi do quá trình chà nhám cũng như là bẩn bám trên tường. Nếu không quét sạch thì sơn sẽ bám lên lớp bụi chứ không phải là bám vào tường. Tuổi thọ sơn chắc chắn là sẽ không thể cao được.
Bước 5: Tiến hành sơn lớp lót bằng cọ sơn hoặc con lăn sơn lên tường để tăng độ kết dính và để ít nhất 24h cho sơn khô.
Quét lớp sơn lót sau khi đã vệ sinh bề mặt tường bị bong tróc cẩn thận
Bước 6: Cách xử lý tường bị bong tróc hiệu quả hơn khi bạn trét bột tường cho phẳng.
Bước 7: Tiếp tục sơn lớp sơn đầu tiên bằng một con lăn hoặc cọ sơn sạch. Để lớp sơn đầu tiên trong vòng 24h để sơn khô trước khi tiến hành lớp sơn tiếp theo.
Để tiến hành cách xử lý tường bị bong tróc, dùng con lăn để quét lớp sơn thứ nhất lên tường
Bước 8: Sơn lớp thứ 2 và đợi đến khi khô. Sau khi sơn khô bạn có thể dùng các biện pháp để khử mùi sơn để tránh khó chịu.
Quét lớp sơn cuối cùng hoàn thiện cách xử lý tường bong tróc
2.2. Sử dụng hóa chất đối với tường vôi vữa
Bước 1: Đục toàn bộ lớp vữa trát khu bức tường bị ẩm, bong tróc, rộp ra.
Bước 2: Đục các mạch vữa tường gạch sâu vào khoảng 1-1,5cm.
Bước 3: Vệ sinh sạch tất cả các mạch vữa xây tường, sau đó tiến hành miết vữa vào các vị trí mạch vữa đục sâu 1-1,5cm sao cho phẳng bằng mép gạch (Miết bằng vữa mác 75, trộn tỷ lệ nước và sika latex 50 + 50 trộn vào lớp vữa )
Bước 4: Chờ cho lớp vữa miết mạch khô hẳn, vệ sinh sạch bề mặt cần trát lại.
Bước 5: Quét 2 lớp hồ dầu vào toàn bộ bề mặt tường.
Quét hồ dầu cho bề mặt tường bị bong tróc
Bước 6: Đối với cách xử lý tường bị bong tróc này, chúng ta sử dụng cả hóa chất Sika làm vật liệu chính, chờ lớp hồ dầu khô hẳn, quét 1 lớp Sika latex ( hoặc Sika latex TH) + với nước + với xi măng theo tỷ lệ: 1:1:4 ( Sika 1kg – Nước 1kg- Xi măng 4kg trộn vào nhau) lên trên lớp hồ dầu vào toàn bộ bề mặt tường cần trát.
Sử dụng hóa chất sika chống thấm để phòng tránh việc sau này tường nhà lại bị ẩm và bong tróc
Bước 7: Chờ lớp Sika khô hẳn, tiến hành trát vữa mác 75 vào toàn bộ khu mặt tường cần trát là xong.
Một số lưu ý khi tiến hành cách xử lý tường bị bong tróc
Cho một củ hành đã được cắt thành miếng nhỏ và o một bát nước đặt giữa phòng khi quét sơn có thể giúp loại bỏ mùi khó chịu của sơn. Bạn cũng có thể thử cho vài giọt tinh dầu vani vào thùng sơn để tạo mùi dễ chịu hơn.
Sử dụng tỏi để khử mùi sơn sau khi tiến hành cách xử lý tường bị bong tróc
Sử dụng tinh dầu vani cũng rất hiệu quả trong việc khử mùi sơn
Đảm bảo khu vực sơn được thông gió tốt vì hơi bốc từ sơn có nguy hại cho sức khoẻ.
Chúng ta có thể thấy xảy ra hiện tượng ra phấn trên tường sau khi tiến hành cách xử lý tường bị bong tróc. Sau khi sơn, dùng tay hay một loại vải mịn chà lướt qua bề mặt sơn, bạn có thể thấy hiện tượng phấn bám lên đó. Điều này xảy ra khi dung môi pha quá nhiều, tường bị ẩm hoặc sơn không đạt chất lượng.
Khi “chữa cháy” hiện tượng này, điều đầu tiên cần làm là phải loại bỏ lớp phấn, chà bằng bàn chải lông cứng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Sử dụng sơn lót gốc dầu cũng là một giải pháp vì loại sơn này có khả năng chống phấn. Nên chọn loại sơn có chất lượng tốt
Có thể sử dụng cả một lớp chống thấm chân tường khỏi bị ngấm ngược lên trên sau khi tiến hành kỹ thuật sơn tường nhà cũ.
Bên trên là một số thông tin hữu ích giúp bạn và gia đình sử lý hiện tượng tường nhà bị bong tróc. Nếu bạn đang cần hỗ trợ tư vấn về cải tạo thiết kế nhà cửa hãy để lại thông tin theo link sau đây để nhận được tư vấn miễn phí :https://www.elkay.vn/contact/
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT ELKAY
AMERICA: 15612 Coolidge Ave, Silver Spring, MD 20906 USA
Hà Nội: Shophouse số 4NV4B- 18, khu đô thị The Manor Central Park, đường Nguyễn Xiển
Tp Hồ Chí Minh: Số nhà 16 đường số 7 khu cityland center hill
Đà Nẵng: 223 Đ. Trần Phú, Phước Ninh, TP, Đà Nẵng
Điện thoại: 0867 607 551 – 0869 555 051