Thi công móng cọc và những lỗi thi công sai lầm gây LÚN, SẬP NHÀ

19
Th3

Thi công móng cọc và những lỗi thi công sai lầm gây LÚN, SẬP NHÀ

THI CÔNG MÓNG CỌC VÀ NHỮNG LỖI SAI NGHIÊM TRỌNG CẦN CHÚ Ý

KHI NÀO SỬ DỤNG MÓNG CỌC? 

–> Khi các loại móng khác không khả thi như móng đơn, móng băng, móng bè vì đây là các loại móng nông

Móng cọc thường được sử dụng cho các công trình lớn và những cái nền đất không ổn định hay xảy ra tình trạng trơn trượt sụt lún như gần mương hồ, đầm lầy hay đất ruộng

Mọi người liên tưởng như cây dễ chùm và cây dễ cọc ý khi mà có giông bão thì những cây dễ chùm dễ bị đổ, bị bật gốc hơn thì móng của ta cũng tương tự như thế

Tương tự như móng băng móng đơn chỉ áp dụng được với những công trình thấp tầng có nền đất tốt, đất yếu có thể gia cố bằng cọc tre cọc tràm nhưng chỉ nên dùng khi có mực nước ngầm ổn định quanh năm,

Nền đất khô thì tre dễ bị mục là phản tác dụng nên dùng tre ở các khu vực có nước ngầm , bùn lầy.

móng cọc là loại móng sâu nên cực kỳ lưu ý với những căn nhà liền kề sát vách. Những nhà thầu non tay chưa từng gặp rất dễ dính đòn

Việc làm móng nhà mình mà sập, nghiêng nhà bên cạnh gặp khá nhiều . Thế thì ngay trong bản hợp đồng chủ nhà phải ghi rõ các điều khoản sau này đỡ xảy ra tranh chấp

Trường hợp xảy ra sự cố mà không thỏa thuận được với nhau hàng xóm mà đâm đơn kiện lên nếu nhà mình đang làm sổ thì không thể ra được sổ mới, phải dừng tiến độ ngay lập tức, xây xong cũng không hoàn công được phải giải quyết xong tranh chấp, mà tốt nhất làm thì phải chịu. Đưa ra các phương án khắc phục giải quyết theo tình cảm là ok nhất vì hàng xóm tối lửa tắt đèn chung sống cạnh nhau rất là lâu dài.

Vậy để tránh được những trường hợp đấy chúng ta phải khảo sát thật kĩ hiện trạng hỏi han tỉ tê hàng xóm xem lịch sử nền móng, nền đất như nào và có những cái biện pháp phòng tránh trước khi thi côn.

Còn khi thiết kế chúng tôi sẽ đưa ra những phương án, loại móng phù hợp vừa tiết kiệm chi phí mà lại đảm bảo an toàn. Như móng cọc thì bên thiết kế kiến trúc sẽ tính toán được độ chịu tải từng cột từng cọc, đóng bao nhiêu cọc, độ sau bao nhiêu là đủ trong quá trình thi công thực tế còn có những cái phát sinh và thay đổi phù hợp

Không phải cứ đóng nhiều cọc là tốt , có những trường hợp đóng rất nhiều cọc nhưng vẫn không đủ tải trọng, độ sâu nó chưa tới được nền đất cứng thì nó cũng chẳng có nghĩa lí gì cả

Ví dụ Đóng 3 cọc sâu 10m ta đạt tải trọng 50 tấn, nhưng khách đóng 6 cọc sâu 6m nhưng thực tế nó chỉ đạt tải trọng 30 tấn thấm chí 20 tấn vừa tốn kém mà không hiệu quả đây là những nguyên nhân chính khiến nhà vừa xây xong ép cọc đàng mà hoàng xụt lún đổ vỡ

1.PHÂN LOẠI MÓNG CỌC

  1. CỌC TRE, CỌC TRÀM 

Móng cọc cừ tràm là một phương pháp trong xây dựng được sử dụng phổ biến ở miền Nam. Sử dụng cho đất nền yếu có diện tích nhỏ, độ dài cọc cừ tràm thường có chiều dài từ 3m đến 6m. Mật độ đóng khoảng 25 cọc trên 1 m2. Sử dụng móng cừ tràm cần chú ý tới địa thế xung quanh. Bởi cọc tràm ảnh hưởng trực tiếp bởi nước ngầm, tích đọng.

Giá cừ tràm rẻ rất nhiều so với cọc bê tông. Dễ thi công và dễ vận chuyển. Phù hợp với các công trình nhỏ và vừa dưới 5 tầng lầu.

CỌC BÊ TÔNG CT

  • Cọc đúc sẵn
  • Cọc đúc tại chỗ

CỌC THÉP

  • Cọc chữ I
  • Cọc rỗng

CỌC COMPOSITE

1.Cọc đúc sẵn

  • Loại cọc bê tông tròn Ly Tâm: Cọc này có các kích thước, đường kinh như D300, D400, D350,  D500 thường có 2 loại PC: #600, PHC: #800
  • Loại cọc bê tông cốt thép Vuông: Cọc vuông có các loại cọc 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400 thông thường và phổ biến

Tham khảo bảng giá dưới đây đơn giá này có thể thay đổi lên xuống tùy thời điểm, khu vực, các bạn có thể lưu lại cái video hoặc chụp ảnh mh lại cái đơn giá này để tham khảo nhé

2. Cọc đúc tại chỗ cọc khoan nhồi

  • Không gây ảnh hưởng tới các công trình liền kề, thi công được trong những nhà trong hẻm nhỏ

Vd: Mình vừa rồi dính công trình tại Đại La Hà Nội, mới đầu gọi bên ép cọc đến khảo sát thì bảo máy ép vào được lúc thiết kế xong xuôi chuẩn bị khởi công xây dựng thì máy ép cọc nhỏ nhất tháo rời cũng không thể nào len vào được, mà công trình này xây những 7 tầng 1 tum đất ngày xưa lại là đất ao san lấp không ép cọc không được thì cái phương án thay thế là sử dụng cọc khoan nhồi đúc tại chỗ.

  • Cọc nhồi được áp dựng cho các công trình có diện tích tương đối rộng > 60m2. Các công trình lớn hơn 5 tầng.

Và  chủ nhà cần rất lưu ý théo giõi khi dùng loại móng này, chủ nhà không có kiến thức rất dễ bị qua mặt. Nếu là bên mình thi công sẽ theo rõi rất là sát việc này, kiểm tra kỹ sau đó mới nghiệm thu. Cọc nào không đạt yêu cầu bắt xửa lí ngay hoặc bắt khoan đền cọc mới, vì cọc khi mà đổ bt rồi không thể nào mà đào lên kiểm tra chất lượng cọc được nên khi mà thi công làm thép phải để tối thiểu 2 đường ống nhựa nhỏ nhất là phi 48 để chúng ta có thể kiểm tra nghiệm thu bằng máy móc

 THI CÔNG MÓNG CỌC BTCT ĐÚC SẴN CÁC BẠN LỨU Ý MỘT SỐ ĐIỀU SAU

-Khoảng cách giữa các tim cọc với nhau phải ≥ 3d đối với cọc ma sát và ≥ 2d đối với cọc chống. với d là đường kính cọc, Vd cọc 200×200 khoảng cách là 600

Vì khi ép cọc xuống đồng thời vùng đất xung quanh cọc cũng bị nén theo, khi đóng gần quá các cọc bị xô đẩy lẫn nhau khiến cọc bị nghiêng, nếu nghiêng quá 1% thì không đạt yêu cầu phải nhổ lên ép lại

Đặc biệt chú ý khi ép cọc giữa 2 nhà liền kề nhau, khoảng cách quá gần sẽ gây ảnh hưởng lớn tới nhà tiếp giáp nhẹ thì chỉ nứt tường, nặng thì nghiêng nhà hoặc sập nhà

-Máy ép cọc nên có đồng hồ đo tải trọng, trường hợp máy ép nhỏ quá ép maxx rồi vẫn chưa đạt yc thì phải có phương án thay thế còn đạt tải trọng rồi cần dùng van duy trì lực trong 5 phút, hoặc ép nháy 3-5 lần để kiểm tra

-Đập đầu cọc và để thép cọc ngàm vào đài cọc khoảng > 20cm đối với thép có gờ và lớn hơn > 30cm đối với thép không có gờ, đập đầu cọc không nên đập bê tông tịt quá phải để nhô lên khoảng vài phân so với lớp lót móng, lớp lót thường dày 100 sử dụng bt gạch vỡ, bt đá 4×6….

Yêu cầu về cốt thép trong đài cọc:

  • Đường kính thép d>=10mm và không nên d>30mm, thông thường dùng phi 12 hoặc phi 14, khoảng cách đan thép từ a=100-200mm thông thường đan a=150
  • Khi chiều cao đài cọc h<1m thì không cần đặt thép cấu tạo chống nứt
  • Khi chiều cao đài cọc h>=1m thì cần đặt thép cấu tạo chống nứt, đặt đủ 2 lớp thép trên và lớp thép dưới, ngoài ra còn cần có thép ở mặt bên đài d12a(200-400mm).
  •  
  • Trường hợp đài chịu tải đúng tâm thì lớp thép dưới là chịu lực chính. Còn đối với đài lệch tâm thì thép lớp trên lại là chịu lực chính. Rất rất nhiều người làm sai về việc đặt cốt thép ở đài, kể cả những kts những kỹ sư đã đi làm nhiều công trình rồi nhưng vẫn nhầm lẫn.
  •  
  • Để thuận tiện cho tính toán và thi công thì nên chọn cùng chiều cao đài trong một công trình. Chiều cao đài nên chọn theo đài cọc chịu tải trọng lớn nhất và có số cọc nhiều nhất nói cách khác là đài cao nhất. Ta có thể chọn sơ bộ chiều cao đài , sao cho tháp chọc thủng xuất phát từ mép chân cột nghiêng một góc 45 độ đi qua mép cọc biên ngoài cùng. Độ dày của bên mép đài cũng sẽ không được nhỏ hơn 300mm.

 

  • Khoảng cách tính từ cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm, nên kích thước các cạnh đài cọc phụ thuộc vào số lượng cọc và cách bố trí cọc sao cho thuận tiện thi công và tiết kiệm nhất