09
Th8

Hướng dẫn thi công sàn gỗ và các lưu ý khi thi công sàn gỗ.

Quy trình thi công sàn gỗ.

Chuẩn bị mặt bằng và dụng cụ trước khi lắp đặt:

  • Đảm bảo bề mặt nền cứng, khô và phẳng (Bề mặt nền có thể là nền bê tông, nền cũ lát bằng gạch men. Đối với các loại nền khác bạn nên xử lý và lót sàn một cách hiệu quả trước khi thi công. Thời tiết miền bắc thường có hiện tượng nồm ẩm nên với các loại sàn gỗ công nghiệp nếu không xử lý tốt sẽ giảm tuổi thọ cũng như chất lượng sàn gỗ.
  • Đảm bảo có ít nhất 1 ổ cắm điện (~ 210V-220V) để sử dụng cho máy cắt và máy khoan.
  • Nếu phòng đã lắp cửa và cửa mở vào trong, đảm bảo mép dưới của cửa cách mặt nền ít nhất 15mm đối với loại sàn dầy 8mm và ít nhất là 19mm đối với loại sàn dầy 12mm (Đối với cửa gỗ thông thường, chúng tôi có thể cắt hoặc bào cửa giúp khách hàng khi thi công).

Quy trình thi công

– Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn, kiểm tra độ phẳng của bề mặt sàn.

Nếu còn một vài chỗ gồ ghề thì xử lý để đảm bảo bề mặt sàn thật phẳng.

– Bước 2: Tiến hành trải lớp lót sàn.

Lớp lót sàn được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, Hai lớp lót liền kề nhau được nối liền bằng băng dính.

– Bước 3: Lắp đặt sàn

  • Mặt sàn sẽ được ghép bắt đầu từ góc phòng, và nối tiếp nhau từ trong ra ngoài.
  • Các tấm ván sàn được ghép liên tục theo từng hàng, các mép nối đầu mỗi thanh gỗ được ghép so le nhau.
  • Khoảng cách giữa chân tường và mép sàn gỗ là 10mm, đây là khoảng cách bắt buộc để có thể ghép mộng cho tấm ván cuối cùng, đồng thời cũng chính là khoảng cách an toàn cho phép sự giãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quá trình sử dụng.
  • Đặt tấm gỗ thứ 2 nghiêng cạnh hèm rồi hạ dần xuống sao cho khít với tấm gỗ thứ 1, nhẹ nhàng đẩy tấm thứ 2 vào tấm thứ 1 và tiếp tục đến hết hàng

Bước 4: Lắp đặt phụ kiện sàn gỗ

Phụ kiện chân tường có tác dụng cố định mép của ván sàn, ép sàn xuống sát mặt nền, đồng thời che hết khe hở giữa mép sàn và chân tường. Len chân tường phổ biến hiện nay là len gỗ MDF phủ vân gỗ(ngoài ra còn một số loại khác: len tường nhựa, len tường gỗ tự nhiên,…)

Đây là loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng công nghệ mộng kép nên việc thi công lắp đặt rất nhanh, độ bền lâu và có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi lắp đặt xong.

Những lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ

Mặt sàn cần phải sạch và bằng phẳng

Sàn gỗ dù là sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp thì về bản chất không có tác dụng chịu lực. Sự ổn định của sàn gỗ phụ thuộc vào chất lượng của bề mặt nền bên dưới. Những loại bề mặt nền ổn định để lát sàn gỗ là nền bê tông, nền xi măng, nền gạch men.

Chính vì vậy việc đầu tiên trước khi lắp đặt sàn gỗ là cần phải làm thật phẳng mặt sàn, loại bỏ hết những gồ ghề trên mặt. Đối với nền bê tông, xi măng nên được láng phẳng và khô ráo, những điểm lồi trên bề mặt nền sinh ra khi đánh vữa, bả matit cần được loại bỏ để tránh sàn gỗ bị ộp sau khi lắp đặt.

Đối với nền gạch men, nếu chất lượng lát gạch men kém, nhất là tại các chung cư mới, có khả năng sàn gạch men sẽ bị phồng sau một thời gian sử dụng ảnh hưởng đến sàn gỗ. Nếu bạn không chắc chắn về điểm này, cần xử lý ngay trước khi lắp đặt sàn gỗ.

Không nên lát sàn gỗ thông phòng và quá sát mép tường

Sàn gỗ có thể bị giãn nở trong các điều kiện thời tiết, nhiệt độ khác nhau. Vì vậy, một lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp là không nên lát thông phòng mà cần ngắt mạch hở giữa các phòng để bù giãn nở.

Ngoài ra, với mép gỗ của hàng đầu tiên sát với tường, cần lắp đặt cách 10mm đến 12mm để tạo khoảng hở bù giãn nở cho gỗ. Nếu không có bù giãn nở sẽ làm cho sàn bị phồng, vênh lên, mất thẩm mỹ của phòng.

Chỉ làm sàn gỗ khi đã lắp xong cửa và sơn tường

Để tránh những tác động xấu từ thời tiết như mưa nắng hắt vào ảnh hưởng đến sàn gỗ bạn chỉ nên lắp đặt sàn gỗ khi đã hoàn thiện cửa hoặc cửa sổ thông ra ngoài trời. Ngoài ra, việc lắp đặt sàn gỗ nên là công đoạn cuối cùng trước khi sơn để tránh thợ thi công sơn đi lại hoặc va quệt vào sàn gỗ gây trầy xước và làm bẩn sàn nhà.

Cần chọn vật liệu phụ kiện phù hợp cho sàn gỗ ở các không gian khác nhau

Lớp lót sàn gỗ thông thường đối với sàn gỗ công nghiệp là xốp nilon 3mm, đối với sàn gỗ tự nhiên là xốp nilon tráng bạc hay phom cao su non. Tuy nhiên, nếu bạn lát sàn gỗ tại tầng 1 có nguy cơ nồm ẩm cao thì nên sử dụng xốp nilon tráng bạc hay phom cao su non dù là sàn gỗ công nghiệp. Tương tự là vật liệu phào chân tường, phào nhựa hay phào laminate có độ bền và tính chịu nước cao nên được sử dụng nếu tường có khả năng bị ẩm còn phào thông dụng trên thị trường thì khả năng chống ẩm không cao.

Kích thước của thanh gỗ cần phù hợp với từng không gian

Sàn gỗ cũng giúp nới rộng hoặc thu hẹp không gian căn phòng. Với những căn phòng nhỏ, hẹp, bạn nên lựa chọn sàn gỗ với những miếng ghép nhỏ và sáng màu. Ngược lại, những căn phòng rộng nên dùng những miếng ghép to, có vân lớn và tối màu để phòng dường như gọn, mang đến cảm giác đầm ấm hơn.

Bên trên là quy trình lắp đặt sàn gỗ cũng như các lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ. Nếu bạn cần hỗ trợ về thiết kế kiến trúc nội thất hoặc các giải pháp về thi công xây dựng vui lòng để lại thông tin theo link sau đây để nhận được tư vấn miễn phí: https://www.elkay.vn/contact/


CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT ELKAY

AMERICA: 15612 Coolidge Ave, Silver Spring, MD 20906 USA
Hà Nội: Shophouse số 4NV4B- 18, khu đô thị The Manor Central Park, đường Nguyễn Xiển
Tp Hồ Chí Minh: Số nhà 16 đường số 7 khu cityland center hill
Đà Nẵng: 223 Đ. Trần Phú, Phước Ninh, TP, Đà Nẵng

Điện thoại: 0867 607 551 – 0869 555 051