15
Th1

Xây nhà nên lựa chọn ép cọc như thế nào ?

Trong xây dựng ép cọc là một lựa chọn giúp độ an toàn kỹ thuật của công trình tăng cao .Ép cọc giúp gia cố thêm nền móng và chịu lực trên các nền đất yếu như ao , ruộng nước . Mỗi một loại cọc bê tông khác nhau sẽ phù hợp với một loại công trình khác nhau ,  nếu như không biết sử dụng đúng loại cho công trình thì bạn có thể làm giảm chất lượng công trình hoặc gây lãng phí thi công.

Lựa chọn loại cọc bê tông nào để ép cọc khi xây nhà : Cọc bê tông giờ đây đã trở thành một loại vật liệu xây dựng không thể thiếu trong các công trình . Từ những công trình lớn như cầu đường, chung cư, khách sạn cho đến những công trình nhỏ hơn như nhà dân, công trình phụ. Tuy nhiên, mỗi một công trình sẽ sử dụng một loại cọc  khác nhau. Dưới đây là những thông tin cần thiết để bạn chọn cọc bê tông cho công trình nhà dân.

1.Xác định quy mô nhà, số tầng nhà.

Nếu nhà bạn một, hai tầng thì nên chọn loại cọc 15×15 sao cho Qa đạt khoảng 10 – 15 tấn là đủ. Nhưng nếu như nhà bạn cao 3 tầng trở lên với diện tích rộng thì nên chọn loại cọc bê tông 20×20 và có QA khoảng 20 tấn.Làm như thế này để đảm bảo cọc bê tông có thể kiên cố được công trình mà lại không gây ảnh hưởng đến những công trình xung quanh.

2. Chọn chiều dài cọc.

Lưu ý khi chọn chiều dài cọc bê tông không nên dài quá qua lớp cát chặt, đắt sét chặt lẫn laterit dày hơn 2m. Vì chỉ khoảng 5 – 7 m là cọc bê tông đã chạm đến lớp đất tốt. nếu như dài quá thì dẫn đến lãng phí và xuyên sâu quá lại càng làm chất lượng công trình giảm xuống.

3. Xác định sức chịu tải

Xác định sức chịu tải theo đất nền của từng loại cọc qua các lớp đất nền ( vì sức chịu tải của cọc theo đất nền thường nhỏ hơn sức chịu tải của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn theo vật liệu và được lấy làm sức chịu tải tính toán của cọc).

 Các loại cọc thường dừng với ưu điểm và nhược điểm của các loại cọc để lựa chọn xây nhà 

– Cọc nhồi: đòi hỏi kỹ thuật cao

Ưu điểm: Quy trình làm cọc nhồi là khoan tạo lỗ, đặt lồng thép xuống và đổ bê tông trực tiếp vào. Ðể thi công nhà dân dụng như biệt thự đẹp ,nhà biệt thự phố trong hẻm mà đường nhỏ xe ép cọc không vào được, cọc có đường kính nhỏ, từ 30 – 40cm và có quy trình thi công như cọc nhồi đường kính lớn thường thực hiện cho cầu hoặc nhà cao tầng. Ba năm trở lại đây, tại TP.HCM, nhiều người sử dụng phương pháp này vì đạt hiệu quả và kinh tế cao: Không ảnh hưởng những công trình kế cận; thi công được trên mọi địa hình như nhà chật, hẻm sâu, độ lệch tâm nhỏ. Thi công được ở mọi địa tầng và không cần khảo sát địa chất trước. Sức chịu tải tính toán của cọc nhồi lớn.

Khuyết điểm: như thi công chậm; đơn vị thi công đòi hỏi phải có kỹ thuật và kiến thức để phân tầng bài bản. Nếu không, đúc trực tiếp trong lòng đất như vậy có thể làm thân cọc bị rỗng. Nhược điểm nữa là mặt bằng thi công bị nhầy nhụa, sình lầy vì phải khoan sâu.

Mỗi loại cọc có ưu, nhược điểm riêng tùy địa hình và điều kiện thi công. Không chọn đúng giải pháp thì công trình có thể tăng gấp đôi ba lần cho chi phí móng cọc mà lắm khi nhà còn bị lún nghiêng.

– Cọc ép: 

Ưu điểm:

Cọc vuông bằng bê tông cốt thép đúc sẵn nên có thể kiểm tra được chất lượng cọc. Kích cỡ trung bình 25x25cm, dài khoảng 11m. Ưu điểm là thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành không cao,  Giá thành tổng thể, tùy vào số lượng cọc nhiều hay ít hoặc phải đóng sâu bao nhiêu.

Nhược điểm:

Không thi công được ở những nơi đường chật hẹp, có đường dây điện chằng chịt và qua khu vực có cống. Vì xe cẩu, thiết bị, vật tư có tải trọng nặng cả 100 tấn tải và độ cao. Thi công cọc ép cần phải có tài liệu địa chất tại nơi xây dựng để xác định chiều sâu chôn cọc. Nhà dân dụng trong các khu vực xây chen thì độ lệch tâm giữa cọc và khuôn viên đất thường phải lớn hơn hay bằng 0,7m; nên phải làm đà giằng lớn và chi phí sẽ cao hơn.

Cọc ép neo: thi công chậm

Là cọc ép nhưng thi công bằng phương pháp dùng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng các cục tải ép cọc xuống. Cọc ép neo khắc phục được nhược điểm của cọc ép: thi công được những nơi chật hẹp, đường hẻm nhỏ. Tuy nhiên, giá thành cao, thường hơn hay bằng 190.000đ/m cọc; chiều dài mỗi đoạn cọc ngắn, từ 2,5 – 4m và thi công chậm. Ðiểm yếu cơ bản là sức chịu tải của cọc rất nhỏ, vì đối trọng của ép neo không bằng ép bằng những cục tải; thường chỉ bằng 1/2 – 2/3 của cọc ép thường. Do đó, cần lưu ý khi chuyển từ cọc ép sang cọc ép neo phải xem lại thiết kế và kết cấu móng để có thể gia tăng cọc tại một lỗ móng cột.

Như trên là một số phương án để bạn đọc và tìm hiểu những loại cọc và ưu nhược điểm của những loại cọc .

Nếu bạn đang cần tư vấn về thiết kế kiến trúc nội thất hoặc thi công xây dựng nhà ở có thể để lại thông tin để tư vấn thêm : https://www.elkay.vn/contact/


CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT ELKAY

? AMERICA: 15612 Coolidge Ave, Silver Spring, MD 20906 USA
? Hà Nội: Shophouse số 4NV4B- 18, khu đô thị The Manor Central Park, đường Nguyễn Xiển
? Tp Hồ Chí Minh: Số nhà 16 đường số 7 khu cityland center hill
? Đà Nẵng: 223 Đ. Trần Phú, Phước Ninh, TP, Đà Nẵng

Điện thoại: 0867 607 551 – 0869 555 051